Cuộc đời Thánh Piô Năm Dấu

Đầu đời

Francesco Forgione được sinh ra bởi Grazio Mario Forgione (1860–1946) và Maria Giuseppa Di Nunzio (1859–1929) vào ngày 25 tháng 5 năm 1887, tại Pietrelcina, một thị trấn thuộc tỉnh Benevento, vùng Campania, miền Nam nước Ý. Cha mẹ anh là nông dân.  Anh ấy đã được rửa tội trong Nhà nguyện Santa Anna gần đó. Sau đó, anh ấy tham dự vào công việc trong nhà nguyện này với tư cách là một cậu giúp lễ. Francesco có một anh trai, Michele, và ba em gái, Felicita, Pellegrina và Grazia (người sau này trở thành nữ tu Bridgettine). Cha mẹ anh có hai người con khác đã chết khi còn nhỏ. Anh ấy nói rằng khi mới 5 tuổi, anh ấy đã quyết định dâng hiến cả cuộc đời mình cho Chúa. Anh ấy đã làm việc trong trang trại gia đình cho đến năm 10 tuổi, chăm sóc đàn cừu nhỏ mà gia đình sở hữu.

Pietrelcina là một thị trấn mà các ngày lễ của các vị thánh được tổ chức quanh năm. Gia đình Forgione là một gia đình Công giáo thuần thành. Họ tham dự Thánh lễ hàng ngày, cầu nguyện Kinh Mân Côi hàng đêm và kiêng thịt ba ngày một tuần để tôn vinh Đức Mẹ Núi Camêlô. Mặc dù cha mẹ và ông bà của Francesco không biết chữ, nhưng họ vẫn có thể kể lại những câu chuyện Kinh thánh cho con cháu của họ.

Theo nhật ký của Cha Agostino da San Marco (người sau này là linh hướng của Francesco ở San Marco in Lamis, tỉnh Foggia, vùng Apulia, đông nam nước Ý), cậu bé Francesco mắc một số bệnh. Năm sáu tuổi, cậu bị viêm dạ dày ruột nặng. Năm mười tuổi, cậu bị sốt thương hàn.

Khi còn trẻ, Francesco thuật lại rằng anh đã có những thị kiến và trải qua những lần ở trạng thái xuất thần. Năm 1897, sau khi học xong ba năm tại trường học công lập, Francesco được cho là đã bị cuốn hút vào cuộc sống của một tu sĩ sau khi nghe một thầy tu Dòng Capuchin ở nông thôn đang kêu gọi Ơn Thiên Triệu. Khi Francesco bày tỏ mong muốn trở thành linh mục của mình với cha mẹ, họ đã thực hiện một chuyến đi đến Morcone, một cộng đoàn cách Pietrelcina 13 dặm (21 km) về phía bắc, để tìm hiểu xem con trai họ có đủ điều kiện để vào Dòng hay không. Các thầy tu ở đó thông báo với họ rằng họ muốn nhận Francesco vào cộng đoàn của họ, nhưng anh ấy cần phải đi học thêm một khoảng thời gian nữa.

Cha của Francesco đã đến Hoa Kỳ tìm việc làm để trả chi phí dạy kèm riêng cho con trai mình, nhằm đáp ứng các yêu cầu học vấn để vào Dòng Capuchin. Chính trong thời kỳ này, Francesco đã lãnh nhận bí tích Thêm sức vào ngày 27 tháng 9 năm 1899. Anh đã trải qua quá trình dạy kèm riêng và vượt qua các yêu cầu học vấn theo quy định. Vào ngày 6 tháng 1 năm 1903, ở tuổi 15, anh vào tập viện của các thầy tu Capuchin tại Morcone. Vào ngày 22 tháng 1 cùng năm, anh lấy tu phục Dòng Phan Sinh và lấy tên là Fra ( Friar ) Piô, để vinh danh Giáo hoàng Piô I, là vị thánh có thánh tích được lưu giữ trong Nhà nguyện Santa Anna ở Pietrelcina. Piô đã khấn khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục.

Trở thành linh mục

Thánh đường Thánh Piô thành Pietrelcina ở San Giovanni Rotondo, Ý

Bắt đầu chương trình học bảy năm để trở thành linh mục, Piô đến tu viện Thánh Phanxicô Assisi ở Umbria. Năm 17 tuổi, anh bị ốm, chán ăn, mất ngủ, kiệt sức, ngất xỉuđau nửa đầu. Anh ấy thường xuyên nôn mửa và chỉ ăn uống được mỗi sữapho mát. Các tín đồ tôn giáo coi thời điểm này là thời điểm mà các hiện tượng không thể giải thích được bắt đầu xảy ra. Ví dụ, trong những buổi cầu nguyện, Piô xuất hiện với những người khác trong trạng thái sững sờ, như thể anh ta vắng mặt ở đất. Một trong những anh em đồng tu của Piô tuyên bố đã nhìn thấy anh ta trong trạng thái xuất thần và bay lơ lửng lên trên mặt đất.

Bên trong Thánh đường Thánh Piô thành Pietrelcina

Vào tháng 6 năm 1905, sức khỏe của Piô trở nên tồi tệ đến mức bề trên quyết định gửi anh đến một tu viện trên núi, với hy vọng rằng sự thay đổi không khí sẽ tốt hơn cho sức khỏe của anh. Tuy nhiên, việc này cũng chẳng giúp cải thiện gì nhiều và các bác sĩ khuyên anh ấy nên trở về nhà của mình để tịnh dưỡng. Nhưng ngay cả khi ở đó, sức khỏe của anh ấy cũng không được tốt hơn. Mặc dù vậy, Piô vẫn tuyên khấn trọng thể vào ngày 27 tháng 1 năm 1907.

Tháng 8 năm 1910, Piô được Đức Tổng Giám Mục Phaolô Schinosi truyền chức linh mục tại Nhà thờ Chính tòa Benevento. Bốn ngày sau, cha Piô dâng thánh lễ đầu tiên tại nhà thờ giáo xứ Đức Mẹ Các Thiên Thần (tiếng Anh: Church of Our Lady of the Angels).

Phòng ngủ của cha Piô trong tu viện Đức Mẹ Ban Ơn ở San Giovanni Rotondo

Sức khỏe bấp bênh, ông được phép ở lại với gia đình tại quê hương Pietrelcina trong khi vẫn giữ lề luật tu trì Dòng Capuchin. Ông ở lại Pietrelcina cho đến năm 1916, do sức khỏe và nhu cầu chăm sóc gia đình mình khi cha và anh trai của ông di cư sang Hoa Kỳ một thời gian. Trong những năm này, cha Piô thường xuyên viết thư cho các vị linh hướng của mình, là cha Benedetto và cha Agostino, hai tu sĩ từ tu viện Capuchin ở San Marco in Lamis.

Đến San Giovanni Rotondo

Ngày 4 tháng 9 năm 1916, cha Piô được lệnh trở về đời sống cộng đoàn. Ông chuyển đến một cộng đoàn ở nông thôn là tu viện Đức Mẹ Ban Ơn Capuchin (tiếng Anh: Our Lady of Grace Capuchin Friary), nằm ở dãy núi Gargano ở San Giovanni Rotondo thuộc tỉnh Foggia. Vào thời điểm đó, cộng đoàn có bảy thầy tu. Ông ở lại San Giovanni Rotondo cho đến khi qua đời vào năm 1968, ngoại trừ một thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự. Trong chức linh mục, cha Piô được biết đến là đã thực hiện cải đạo thành công sang Công giáo cho một số người.

Cha Piô tận tụy với việc lần chuỗi Mân Côi[2]. Ông so sánh việc xưng tội hàng tuần giống như việc quét dọn phòng hàng tuần vậy và khuyến khích thực hiện tĩnh tâm và xét mình hai lần mỗi ngày: một lần vào buổi sáng để chuẩn bị cho một ngày mới và một lần nữa vào buổi tối để nhìn lại bản thân ngày hôm đó. Lời khuyên của cha Piô về ứng dụng thực tế của thần học, ông thường tóm tắt trong câu nói nổi tiếng hiện nay của mình: "Hãy cầu nguyện, hy vọng và đừng lo lắng" (tiếng Anh: "Pray, hope, and don't worry")[5]. Ông hướng dẫn các Cơ đốc nhân nhận ra Đức Chúa Trời trong mọi sự và mong muốn trên hết mọi sự là làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời.

Nhiều người nghe nói về cha Piô đã đến San Giovanni Rotondo để gặp ông và bày tỏ lòng cảm mến với ông, nhờ ông ấy giúp đỡ hoặc để thỏa mãn sự tò mò của họ. Mẹ của cha Piô qua đời tại ngôi làng xung quanh tu viện vào năm 1928. Sau đó vào năm 1938, cha Piô để người cha già Grazio sống với mình. Anh trai Michele của ông cũng chuyển đến sống cùng. Cha của cha Piô sống trong một ngôi nhà nhỏ bên ngoài tu viện cho đến khi ông qua đời vào năm 1946.

Nghĩa vụ quân sự

Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu, bốn thầy tu trong cộng đoàn của cha Piô đã được chọn để nhập ngũ trong quân đội Ý. Lúc đó, cha Piô đang là giáo lý viên tại chủng viện và là một linh hướng. Khi lại có thêm một tu sĩ được gọi nhập ngũ, cha Piô được giao phụ trách cộng đoàn. Vào ngày 15 tháng 11 năm 1915, cha Piô cũng được gọi nhập ngũ. Vào ngày 6 tháng 12 thì ông được đưa vào công tác tại Quân y số 10 ở Naples. Do sức khỏe yếu, ông liên tục bị giải ngũ và rồi lại nhập ngũ cho đến ngày 16 tháng 3 năm 1918, ông được tuyên bố là không đủ sức khỏe để phục vụ và giải ngũ hoàn toàn.

Vào tháng 9 năm 1918, cha Piô bắt đầu xuất hiện những vết thương kì lạ trên tay và chân, được gọi là dấu thánh vì những vết thương ấy có liên hệ đến những vết thương của Chúa Kitô. Trong những tháng tiếp theo, danh tiếng của cha Piô tăng nhanh trong vùng San Giovanni Rotondo, thu hút hàng trăm tín hữu đến tu viện để gặp ông hàng ngày.

Những người bắt đầu xây dựng lại cuộc sống của mình sau chiến tranh xem cha Piô như một biểu tượng của hy vọng. Những người thân cận với ông chứng thực rằng ông bắt đầu thể hiện một số phép lạ, bao gồm: khả năng chữa bệnh, phân thân, khả năng bay lơ lửng giữak không trung, tiên tri, kiêng khem cả giấc ngủ và thức ăn (có một báo cáo nói rằng cha Agostino - linh hướng của cha Piô, đã ghi lại một trường hợp trong đó cha Piô có thể sống được ít nhất 20 ngày tại Verafeno chỉ với Bí tích Thánh Thể mà không có bất kỳ thức ăn nào khác), khả năng nhìn thấu nội tâm người khác, nói tiếng lạ[6] và vết thương có mùi hương dễ chịu.

Cha Piô ngày càng được nhiều người biết đến. Ông trở thành một vị linh hướng và đã phát triển năm quy tắc để tăng trưởng tâm linh: xưng tội hàng tuần, rước lễ hàng ngày, đọc sách Kinh Thánh, suy niệm Lời Chúa và xét mình.

Phục hồi quyền linh mục

Cha Piô và cha Clemente Tomay, là bạn và là cha giải tội của cha Piô

Năm 1933, Giáo hoàng Piô XI đã ra lệnh hủy bỏ lệnh cấm cử hành Thánh lễ cho cha Piô, bảo rằng: "Tôi không có ác cảm với cha Piô, chỉ là tôi đã nhận được thông tin không đúng". Năm 1934, cha Piô được phép thực hiện Bí tích Giải tội trở lại. Ông ấy cũng được phép thuyết giảng mặc dù chưa bao giờ tham gia kỳ thi lấy giấy phép thuyết giảng nào. Giáo hoàng Piô XII, người đảm nhận chức vụ Giáo hoàng vào năm 1939, thậm chí còn khuyến khích những tín hữu sùng đạo đến thăm cha Piô.

Cuối cùng, vào giữa những năm 1960, Giáo hoàng Phaolô VI (giáo hoàng từ 1963 đến 1978) đã bác bỏ mọi cáo buộc chống lại cha Piô.

Bệnh viện Casa Sollievo della Sofferenza

Bệnh viện Casa Sollievo della Sofferenza ở gần tu viện San Giovanni Rotondo, bệnh viện được xây dựng theo sáng kiến của cha Piô

Bệnh viện được xây dựng theo sáng kiến ​​của cha Piô ở San Giovanni Rotondo, Ý. Đến năm 1925, cha Piô đã lấy một tòa nhà cũ của tu viện trở thành một phòng khám y tế với vài chiếc giường chủ yếu dành cho những người thực sự cần đến. Năm 1940, một ủy ban được thành lập để quản lý một phòng khám lớn hơn và các quỹ đóng góp bắt đầu được kêu gọi. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1947.[7]

Theo Sergio Luzzatto là một tác giả sách viết về cha Piô[8], phần lớn số tiền tài trợ cho bệnh viện đến trực tiếp từ Emanuele Brunatto, một tín đồ cuồng nhiệt của cha Piô, người đã kiếm bộn tiền từ thị trường chợ đen ở nước Pháp lúc bấy giờ đang bị Đức chiếm đóng. Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Cứu tế và Phục hồi (UNRRA) cũng đóng góp 250 triệu lira Ý (đơn vị tiền tệ cũ của Ý).

Lodovico Montini, người đứng đầu Đảng Dân chủ Cơ Đốc giáo (tiếng Anh: Democrazia Cristiana) và anh trai của ông là Giovanni Battista Montini (sau này là Giáo hoàng Phaolô VI) đã tạo điều kiện cho UNRRA tham gia. Bệnh viện ban đầu được đặt tên là "Fiorello LaGuardia" và được coi là một thành quả để đời của cha Piô. Bệnh viện Casa Sollievo della Sofferenza mở cửa vào năm 1956. Cha Piô trao quyền kiểm soát trực tiếp cho Tòa thánh. Tuy nhiên, để cho cha Piô có thể trực tiếp giám sát dự án, Giáo hoàng Piô XII đã cho phép ngài miễn lời khấn khó nghèo vào năm 1957. Một số người gièm pha cha Piô sau đó đã lợi dụng việc này mà cho rằng cha Piô đã có hành vi biển thủ.

Cái chết

Cha Piô qua đời năm 1968 ở tuổi 81. Sức khỏe của ông suy giảm vào những năm 1960, nhưng ông vẫn tiếp tục thực hiện các công việc của mình. Vào ngày 22 tháng 9 năm 1968, cha Piô đã cử hành thánh lễ kỷ niệm 50 năm ngày ông nhận được dấu thánh với rất đông khách hành hương có mặt, có cả các đoàn làm phim truyền hình đến ghi hình. Do có quá đông khách hành hương tham dự Thánh lễ nên bề trên của tu viện quyết định cử hành Thánh lễ trọng thể. Cha Piô cử hành Thánh lễ với sức khỏe đã vô cùng sa sút. Giọng nói của ông ấy yếu ớt và sau khi Thánh lễ kết thúc, ông ấy gần như ngã quỵ khi bước xuống các bậc thềm. Anh ấy cần sự giúp đỡ từ các thầy tu Capuchin của mình. Và đây là lần cử hành thánh lễ cuối cùng của cha Piô.

Những anh em đồng tu đang giúp đỡ cha Piô

Sáng sớm ngày 23 tháng 9 năm 1968, cha Piô xưng tội lần cuối và tuyên khấn trọn đời lại dòng Phan sinh. Theo thông lệ, cha Piô cầm tràng hạt trong tay, ông ấy không đủ sức để đọc to Kinh Kính Mừng, thay vào đó ông ta lặp lại những từ tiếng Ý: "Gesù, Maria" (tiếng Việt: "Giêsu, Maria" ). Vào khoảng 2:30 sáng, cha Piô qua đời trong phòng ngủ của mình ở tu viện San Giovanni Rotondo.

Khám nghiệm thi thể của cha Piô, bác sĩ nhận thấy rằng các vết thương dấu thánh đã hoàn toàn lành lặn, không còn bất kỳ dấu vết nào. Thi thể của ông nằm trong quan tài, được đặt bên trong nhà thờ của tu viện để những người hành hương đến kính viếng. Lễ tang được tổ chức vào ngày 26 tháng 9, ước tính có khoảng 100.000 người tham dự. Sau Thánh lễ an táng, quan tài của cha Piô an nghỉ trong hầm mộ ở Nhà thờ Đức Mẹ Ban Ơn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thánh Piô Năm Dấu http://giesuchanhlongthuong.net/chung-ta-yeu-thuon... http://www.cgvdt.vn/cong-giao-the-gioi/nhung-phep-... https://ductinjesus.com/song-dao/than-xac-khong-hu... https://www.google.com/maps/place/71013+San+Giovan... https://www.google.com/search?q=Padre+Pio:+Miracle... https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/12-cau-noi-truyen... https://www.padrepiodapietrelcina.com/en/transverb... https://www.youtube.com/watch?v=17V3jUUJr1o https://gianggiaithanhkinh.net/Khao-Luan/Khai-tuon... https://suyniemhangngay.net/2016/09/20/tieu-su-cha...